Kiến Trúc Sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,... trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,...).
Vị trí công việc kiến trúc sư là gì? - Ảnh: Internet.
Nói cách khác, Architect là người có khả năng chuyển đổi nhu cầu sử dụng của con người vào các giải pháp liên quan đến mặt bằng, không gian, kỹ thuật công trình, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cũng như nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của con người đối với công trình kiến trúc đó.
Như vậy, kiến trúc sư sẽ biến mọi nhu cầu của con người về nơi ở, nơi sinh hoạt, làm việc, vui chơi,... trở thành những hình ảnh trực quan bằng 3D. Sau đó, bản thiết kế này sẽ được triển khai xây dựng bởi một đơn vị khác và kiến trúc sư sẽ là người phụ trách giám sát quá trình thi công, đảm bảo quá trình thực hiện đúng với các số liệu của bản vẽ.
Công việc chính của Architect chủ yếu là thiết kế bản vẽ. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Thông qua những yêu cầu cụ thể từ các đơn đặt hàng, kiến trúc sư sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho công việc và từng bước tạo nên bản vẽ chi tiết. Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau:
● Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường xá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,...
● Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.
● Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,...
● Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,...
● Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.
Công việc của Architect gắn liền với các bản vẽ, bản thiết kế - Ảnh: Internet.
● Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan.
● Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không.
Architect sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau trong mỗi lĩnh vực kiến trúc - Ảnh: Internet.
● Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.
● Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,... sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.
Architect lên ý tưởng và trình bày trên bản vẽ - Ảnh: Internet.
● Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt.
● Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,…
● Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên.
Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường. Theo đó, các bên liên quan gồm có:
● Bộ phận Luật Quy hoạch thành phố, Bảo vệ môi trường, ngân sách triển khai dự án.
● Chuyên gia đo đạc, tư vấn về lĩnh vực bất động sản.
● Các kỹ sư xây dựng, chủ thầu, quản lý xây dựng,...
● Trực tiếp ra hiện trường để giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.
● Phối hợp với bên quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hạng mục xây dựng, đảm bảo các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu về kết cấu, nguyên liệu,...
● Yêu cầu chỉnh sửa hoặc xây lại nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hay gian lận nào trong quá trình thi công.
● Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất.
Architect trực tiếp tham gia vào việc khảo sát công trình - Ảnh: Internet.
● Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng.
● Đưa ra chỉ định những yêu cầu cụ thể về dự án cho từng bộ phận hoặc các cá nhân liên quan.
● Điều chỉnh một vài yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên vật liệu, nhân công,...
● Trình bày các kiến nghị và giải pháp khắc phục những lỗi phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình.
● Tham gia quản lý, giám sát quá trình thi công.
● Tham gia các cuộc họp với các bên liên quan, khách hàng; đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản thiết kế dựa trên sự thống nhất chung giữa các bên.
(Còn tiếp)